Sunday, July 21, 2013

Thống khổ vì cái chết không có câu trả lời.



Mt gia đình San Jose’ thng kh vì cái chết ca đa con trai duy nht ti Việt Nam, vì không có câu tr li.

                                
(07/21/2013) Sunday newspaper about my family's tragic news from San Jose Mercury News on the local news front page with "FAMILY HAS ONE QUESTION: WHY?"

Bài của Eric Kurhi, báo San Jose Mercury News, Thứ Bảy 20 tháng 7 năm 2013


San Jose - Cứ nghĩ đến là làm cho gia đình họ  Nguyễn sống trong thống khổ: cậu con trai duy nhất 30 tuổi, giữa một  đàn chị em thân thương , Vince Nguyễn Xuân Cảnh, đêm ăn nhậu vui vầy với bè bạn ở VN, đã trở thành nghịch cảnh, em chết đơn độc trong một nhà trọ ở thành phố HCM.


Sau cái chết bí ẩn ngày 1 tháng 7 của em Vince, 3 thành viên trong gia đình họ Nguyễn đã tức tốc đáp chuyến máy bay đầu tiên về VN đi tìm tự sự, họ chỉ rơi vào nỗi niềm bất mãn và căm giận, vì nhà cầm quyền vô tâm đã không cung ứng được bất cứ tin tức gì liên hệ đến những lý giải trả lời về cái chết bí ẩn này, hoặc giả giúp đi đến kết cuộc hầu đóng lại hồ sơ điều tra. 

“Nhà thương, nhà nước bên đó không vẻ gì hợp tác với chúng tôi cả”, cô Dee Nguyễn , 25 tuổi, một trong 5 chị em, đôi mắt tràn trụa nước mắt, nói về sự chịu đựng thách đố này, “Anh chúng tôi chết đó. Đâu đây một mạng ngư ời bị lấy mất đi. Và chúng tôi muốn biết tại sao”.


Vince, “người hay tếu” nhưng ân cần tốt dạ, xuất thân từ trường trung học Independence rồi tốt nghiệp từ đại học San Jose’ State University, đang trải qua một biến chuyển lớn trong đời mình. Từng là một tay bán hàng về bàn ghế có lúc huênh hoang tếu rằng anh ta có thể làm xuôi lòng khách hàng ngay cả những ai khó tính nhất, hè trước có về VN kèm dạy anh văn cho những trẻ em cỡ chục tuổi và tình nguyện làm việc tại một viện mồ côi. Sau nhiều lần về quê của bố mẹ những năm trước tung tăng đá bóng trong một hội tuyển tại địa phương, nhưng lần này, theo lời những chị em của Vince, anh về nước với tâm tư một thay đổi lớn.


 “Anh ấy đã đi xuyên qua những e ngại co rút của đời mình”, người em gái 28 tuổi tên Jennie-Diễm Nguyễn cho biết, “Trước đây nhiều năm Anh ấy từng về VN giúp ích đời, nhưng năm này, Anh muốn về và hiến dâng nhiều hơn nữa”.


Và rồi đó là Mùa Hè cuối đời.


Từ đó, Vince cứ miên man lo nghĩ đến những điều mà anh cho rằng công quyền thối nát xã hội băng hoại, và dự tính trở lại San Jose’ vào tháng tám tới. Anh ta cũng vừa mới tung ra một tin chấn động – chàng dự tâm ngỏ lời cầu hôn với một bạn gái đồng nghiệp kèm trẻ anh văn cùng một cơ quan sinh ngữ, trường ILA Vietnam, nhưng muốn thực hiện quyết định nghiêm chỉnh này theo đúng tập tục truyền thống Việt, chàng sẽ phải ngỏ lời với cha mẹ trước.


 “Cả nhà vui mừng khôn tả”, cô Sharon Nguyễn 37 tuổi lên tiếng, “Em Vince sẽ đem người bạn gái mình yêu, về nhà ở San Jose’ ra mắt gia đình. Em ấy chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc như vậy”.


Thế rồi cái ngày 30 tháng 6 đến.


Từ ăn tới uống


Chiều 30 đó, Vince ra ngoài ăn tối với người bạn, Nguyễn Chấn Phương, người bạn mà gia đình từng quen biết nhiều năm. Cùng đi với họ cũng có thêm một số người khác, và rồi tất cả vào một quán nhậu, Banana Pub and Restaurant, ở quận 7 trong thành phố - một nơi sung túc và tân thời, chốn gặp gỡ của nhiều khách Việt hồi hương thăm viếng.


Theo như lời kể của Phương Nguyễn với gia đình, bạn bè xoay nhau hàng loạt những chung rượu mạnh - một sự việc chị em nhà họ Nguyễn thấy khó nghe, bởi vì Vince, “một lý thuyết gia về mưu mô”, đã từng bảo họ chớ có uống rượu mạnh ở VN bởi vì bọn xấu thường pha chế rượu giả với những hoá chất độc hại.


Đâu đó có những lời cãi lộn xảy ra giữa Vince và một gã bạn Mỹ của người hầu quán nhậu. Khi gia đình nhìn xác Vince họ thấy một góc màng tang bên trái của Vince như bị cạo sạch tóc, để lộ ra một loại chấn thương, và có vết bầm nơi những khớp xương bàn tay.


Khoảng giữa khuya họ rời quán nhậu trở về nhà của Phương, tại đó tình trạng thể lý của Vince trở nên vô cùng tồi tệ. Anh ta không ngừng tiểu tiện và đại tiện. Anh bắt đầu ói mửa. Nước tiểu và phân vữa tung toé khắp nơi, trên ghế sofa và lên vách tường. Sáng hôm sau Phương và một người bạn đưa thân thể nghiêng nghửa của Vince vào một nhà trọ.


Lúc 6 giờ chiều, 3 giờ đồng hồ sau khi Vince đặt mua hang lít những chai nước uống mang đến tạn phòng, nhà trọ gọi Phương đến lập tức – vì nhân viên nhà trọ cho biết sau khi để ý đến Vince họ thây thân thể anh trở lạnh và bất động.


Sau 40 phút cố làm hồi sinh, nhân viên nhà thương tuyên bố Vince đã chết. Lý do ghi trong hồ sơ tử thi: chấn thương nghiêm trọng về hô hấp, hay nước vào phổi. Gia đình cũng được viên chức cho biết Vince qua đời vì chứng tim đột tử vì thân thể anh chứa đựng qúa nhiều chất lỏng không tống thoát ra được.


Gia đình Vince nổi giận vì lẽ la con em của họ đã không được cấp thời đưa vào bệnh viện chữa trị tại một nhà thương gần ngay đó, vào ngay lúc những triệu chứng nghuy kịch xẩy ra, hoặc giả hàng giờ sau đó khi cơn say đã ngả nhả rượu.


 “Chuyện quá dễ hiểu”, cô Sharon Nguyễn cho biết, “Ngay cả một người bình thường cũng đã phải thốt lên, “Xem anh không có khoẻ, không lẽ gì ai lại nỡ bỏ xó anh ngủ một mình không ai chăm sóc.”


Khi được liên lạc qua điện thư từ VN, Nguyễn Chấn Phương, cho biết anh quá bị rối trí không thể nói về vụ việc, Phương thêm rằng, ngay cả những gì gia đình Vince tuyên bố cũng “không vững chắc”. Phương từ khước không viết gì thêm.


Phương viết, “Dẫu tôi có nói gì đi nữa thiên hạ cũng chẳng nghe!”


Những cái chết đầy nghi hoặc.


Đứng trước những thiếu vắng về tin tức gia đình đã chẳng biết phải làm gì. Họ đề cập đến những cái chết đầy nghi hoặc khác - một tuần trước khi Vince qua đời, một người khác 33 tuổi làm nghề phim ảnh đến từ Anh Quốc, cũng kèm Anh văn, tên Joseph Lang,33 tuổi, xác của anh này bị quăng vứt trước một nhà thuơng trong thành phố hồ chí minh. Hè năm trước, tại Nha Trang, cô Kari Bowerman, 27 tuổi, và cô Cathy Huỳnh, 26, đã chết tại nhà thương sau khi bị đau nặng, ói mửa, khó thở và triệu chứng thân thể bi khô nước.


Bà giám đốc liên lạc của viện ngữ học ILA Vietnam, Jessica Schmidt, lên tiếng, “cái chết của ông Joseph Lang là “một tai nạn bi thảm”, nhưng bà không nói gì hơn, vì gia đình nạn nhân đã không cho phép bà đi vào chi tiết những gì đã xảy ra.


 “Cơ quan chúng tôi đã trợ gíup tang quyến những gì chúng tôi có thể khi họ đến VN tìm hiểu vụ việc sau đó, và theo chỗ tôi biết”, bà Jessica Scmidt nói, “tang gia họ Schmidt đã toại nguyện khi đương đầu với những phần lý giải họ tiếp nhận được”.


Khi được liên lạc về vụ việc cái chết của Vince, tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sàigon, đã không cung cấp bất cứ những gì về trường hợp này. Cô Sharon Nguyễn nói, dù đã liên lạc với ngay cả Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN để xin bản kết cả giảo nghiệm than nhân mình, họ cũng chẳng đựơc gì.


Tang gia họ Nguyễn chắc hẳn không gì hài lòng, và họ đã theo đuổi những lý lẽ riêng.


 “Qua những cái chết này, hẳn là phải có vấn đề có chất độc trong rượu,” cô Sharon Nguyễn lên tiếng. 

“(Nhà Nước) Chả có luật lệ gì để kiểm soát hàng ăn thức uống bảo vệ người tiêu dùng. Du khách đến VN không biết ất giáp gì cả về thực tế họ đã mang vào than thể của họ thức ăn thức uống loại nào”.


Cô Jennie Nguyễn lên tiếng rằng có chăng những người khác không bị hề hấn gì, chẳng qua người anh của cô có thân thể cao 6.1 bộ Anh, nặng 210 cân Anh đã là mục tiêu của thấm thuốc độc.


Cô khẳng định, hoặc là các viên chức vn có ý đồ che đậy - người nước ngoài vào du lịch VN mà chết thảm vì bị chơi xấu hay uống rượu độc, là một tin dữ không tốt lành gì trước công chúng - hoặc giả những viên chức này là những kẻ vô cảm.


Tại tư gia ở thành phố Evergreen tuần này, nghe chuyện con cháu mình nói với ký giả ngồi trước bà chỉ vài bước gần cầu thang, người mẹ ruột của Vince, bà Linda Dương Hoa, chỉ biết khóc oà. Bà muốn chuyện gì xảy ra cho con trai bà được công khai biết ra ngoài, bằng ngôn ngữ gốc Việt xen lẫn tiếng nức nở, Bà lên án nhà đương quyền, đã một lần Bà bỏ chế độ này ra đi, không hề xem trọng giá trị sống của người dân.


 “ Vince là con trai duy nhất chủa gia đình chúng tôi,” Sharon Nguyễn cho biết. “Đó là sự kiện quan trọng trong đời sống chúng tôi, theo đúng tạp tục văn hóa Á Châu”.


Những người con gái của Bà Dương, cũng thế, thay nhau thổ lộ tâm tình về người con trai thân thương , mà thân xác của anh đã được chôn cất vào hôm thứ năm.


 “Thiên hạ thường hỏi chúng tôi, “có anh em trai không?”. Và chúng tôi từng trả lời, có, con trai một”. Cô Jennie Nguyễn hồi tưởng qua một nụ cười đắng chát đầy nước mắt. “Rồi đây chúng tôi sẽ phải ăn nói ra sao với câu hỏi như thế vào lúc này?”.  


***

No comments:

Post a Comment